GDPT Hoa Minh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

GDPT Hoa Minh

Wellcom to GDPT Hoa Minh
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
» MẬT THƯ THẦN LỬU 010 TUẦN 04
Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_icon_minitimeSun Jan 29, 2012 12:01 pm by thanluahoaminh

» mot so tro choi
Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_icon_minitimeThu Jan 12, 2012 6:19 pm by tho

» hoc gut wa cau do''''?
Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_icon_minitimeThu Jan 12, 2012 6:17 pm by tho

» MẬT THƯ THẦN LỬU 08 TUẦN 03
Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_icon_minitimeSun Nov 20, 2011 10:35 am by thanluahoaminh

» MẬT THƯ THẦN LỬU 09 TUẦN 03
Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_icon_minitimeSun Nov 20, 2011 10:29 am by thanluahoaminh

» MẬT THƯ THẦN LỬU 11 TUẦN 04
Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_icon_minitimeSun Nov 20, 2011 10:27 am by thanluahoaminh

» MẬT THƯ THẦN LỬU 07 TUẦN 03
Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_icon_minitimeSun Nov 20, 2011 10:23 am by thanluahoaminh

» Một Số Gút Dây.
Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_icon_minitimeThu Oct 27, 2011 4:49 pm by Nguyên Hiếu

» MẬT THƯ THẦN LỬU 05 TUẦN 02
Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_icon_minitimeTue Oct 25, 2011 6:38 pm by thanluahoaminh

» mật thư thần lữu 01 tuần 01
Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_icon_minitimeTue Oct 25, 2011 9:03 am by Bơ Nguyễn

» 325 GUT DAY NHA
Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_icon_minitimeMon Oct 24, 2011 8:05 pm by thanluahoaminh

» gut thong dung
Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_icon_minitimeMon Oct 24, 2011 7:36 pm by thanluahoaminh

Diễn Đàn
Top posters
Nguyên Hiếu
Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_vote_lcapNăm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_voting_barNăm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_vote_rcap 
Bơ Nguyễn
Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_vote_lcapNăm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_voting_barNăm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_vote_rcap 
tho
Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_vote_lcapNăm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_voting_barNăm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_vote_rcap 
Vy xinh =x
Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_vote_lcapNăm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_voting_barNăm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_vote_rcap 
wanxd123
Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_vote_lcapNăm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_voting_barNăm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_vote_rcap 
zitchanh_dn96
Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_vote_lcapNăm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_voting_barNăm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_vote_rcap 
buchanh_bukjeu_dn
Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_vote_lcapNăm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_voting_barNăm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_vote_rcap 
daphat
Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_vote_lcapNăm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_voting_barNăm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_vote_rcap 
pe_khung_001
Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_vote_lcapNăm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_voting_barNăm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_vote_rcap 
thanluahoaminh
Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_vote_lcapNăm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_voting_barNăm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_vote_rcap 

 

 Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức>

Go down 
Tác giảThông điệp
Nguyên Hiếu
Hướng Thiện
Hướng Thiện
Nguyên Hiếu


Tổng số bài gửi : 217
Join date : 14/08/2010
Age : 29
Đến từ : Đà Nẵng

Character sheet
Ten: Linh
kinh nghiệm:
Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> Left_bar_bleue100/1000Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> Empty_bar_bleue  (100/1000)
Chủng tộc, giai cấp, giới tính:

Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> Empty
Bài gửiTiêu đề: Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức>   Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức> I_icon_minitimeSat Sep 04, 2010 2:44 pm

1)- Sắc uẩn:
Là yếu tố vật chất bao gồm vật lý - sinh lý, có bốn yếu tố vật chất căn bản là Ðịa (chất rắn), Thủy (chất lỏng), Hỏa (nhiệt độ), Phong (chất khí). Các yếu tố do bốn đại tạo ra thuộc về sinh lý như: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân; các đối tượng của giác quan như: hình sắc, âm thanh, mùi vị, vật xúc chạm.
Thân thể là sắc uẩn, vì vậy chúng không phải là một thực thể độc lập mà là một hợp thể vật chất biến động và mâu thuẫn. Thân thể muốn tồn tại phải nương vào các yếu tố sắc không phải là thân thể như mặt trời, dòng sông, ruộng lúa, thời tiết, không khí... Quan điểm của Phật giáo về thân thể vật lý dựa trên cơ sở lý duyên sinh, nghĩa là trình bày rõ về mối tương hệ bất khả phân ly giữa yếu tố con người với yếu tố vũ trụ thiên nhiên gồm môi trường, hoàn cảnh...
Bản chất của sắc uẩn là vô thường, vô ngã và chuyển biến bất tận theo lý duyên sinh, vậy bản chất của chúng là không. Sự chấp thủ, tham ái thân thể (sắc uẩn), hoặc bất cứ một đối tượng vật lý, sinh lý nào cũng đều tiềm ẩn nguy cơ đau khổ. Như trong kinh Phật đã dạy, ai cho rằng sắc uẩn là ta, là của ta, là tự ngã của ta thì chắc chắn gặt hái đau khổ, thất vọng, sầu muộn, vấp ngã và tai nạn.
Nhờ thấy rõ thân thể qua phân tích sắc uẩn đưa đến trí tuệ sâu sắc làm rơi rụng tâm lý tham ái thân thể, chặt đứt sợi dây trói buộc vào sắc uẩn.

2)- Thọ uẩn:
Thọ là cảm giác, do sự tiếp xúc giữa giác quan và đối tượng mà sinh ra thọ. Ðức Phật dạy có sáu thọ: mắt tiếp xúc với hình sắc mà sinh thọ, tai với âm thanh, mũi với mùi, lưỡi với vị, thân với vật cứng-mềm, ý với đối tượng tâm ý. Cảm giác theo Phật giáo không dừng lại ở mức độ tiếp xúc đơn thuần mà là cảm xúc, một biểu hiện sâu hơn của cảm giác; cảm giác có 3 loại: một là cảm giác khổ, hai là cảm giác vui sướng, ba là cảm giác không vui không khổ.
Cảm giác khổ là một loại cảm giác khó chịu khi ta tiếp xúc với một đối tượng không thích ý, nó kèm theo một chuỗi tâm lý khó chịu, bất mãn, tránh xa... Ví dụ khi ta nhìn thấy một con vật dơ bẩn xấu xí, ta nảy sinh cảm giác ghê tởm không muốn nhìn. Cảm giác vui sướng là một loại cảm giác dễ chịu, thoải mái, phấn khởi khi ta tiếp xúc với một đối tượng thích ý, nó tạo cho ta niềm vui, sung sướng xích lại gần... Cảm giác trung tính không khổ không vui, nó không tạo cho ta cảm giác khó chịu hay dễ chịu, nó không tạo ra một lực hút hay lực đẩy nào. Ví dụ khi ta nhìn một dòng sông, không khởi lên khổ hay lạc mà chỉ là cảm giác thông thường.
Như vậy, những loại cảm giác về thời gian, không gian, cảm giác sâu sắc bên trong tâm như thiền định chẳng hạn, hay cảm giác bên ngoài qua các giác quan, cảm giác cường độ mạnh hay yếu đều nằm trong thọ uẩn. Phân tích ta sẽ thấy có những cảm giác đến từ thân thể (sắc uẩn) như ăn uống khoái khẩu hay bị thương tích đau đớn; có những cảm giác đến từ tâm lý (tưởng, hành) như thiền định hay tưởng tượng; có những cảm giác đến từ tâm lý và vật lý như thưởng thức một bản nhạc hoặc ngắm một bức tranh, hoặc sự đau khổ do hoàn cảnh bất hạnh... Tất cả những loại cảm thọ ấy tạo thành một dòng sông cảm thọ tâm lý chi phối hệ thống tâm thức, chúng sinh khởi biến hiện thay đổi vô chừng; chúng chuyển biến vô tận, vô thường, vô ngã và hiện hữu có điều kiện. Chấp thủ vào cảm thọ bao giờ cũng sai lầm và gặt hái khổ đau.

3)- Tưởng uẩn:
Là nhóm tri giác có khả năng nhận biết đối tượng là cái gì, đây là khả năng kinh nghiệm của sáu giác quan và sáu đối tượng của giác quan. Sự nhận biết đối tượng có hai loại: một là nhận biết đối tượng bên ngoài như mắt thấy sắc nhận biết đó là đóa hoa hồng, tai nghe âm thanh nhận ra bản nhạc tiền chiến...; hai là khả năng nhận biết đối tượng bên trong, tức là các đối tượng tâm lý như những khái niệm, hồi tưởng ký ức... Như vậy, tưởng uẩn là cái thấy, cái biết của mình về con người, hoặc sự việc hay sự kiện. Tri giác là một trong những tác dụng của thức.
Như vậy, những tri giác về các đối tượng bên ngoài, bên trong, thuộc thời gian, không gian, đơn giản hay phức tạp đều gồm trong tưởng uẩn. Tri giác là tri giác về cái gì, không thể có một tri giác thuần chủ thể; vì vậy, tưởng bao gồm mọi nhận thức về thế giới vật lý, tâm lý. Tuy nhiên, thế giới vật lý, tâm lý ấy được ký hiệu hóa, khái niệm hóa, nên giữa tri giác và thực tại luôn có một khoảng cách.
Sự có mặt của tri giác là sự có mặt của kinh nghiệm. Tri giác tùy thuộc vào những kinh nghiệm đã qua như khi thấy đóa hoa hồng biết đây là đóa hoa hồng, cái tri giác về đóa hoa hồng đã có sẵn (chủng tử) nên cái kinh nghiệm đã cho biết đó là đóa hoa hồng. Vì vậy tri giác dễ bị đánh lừa bởi kinh nghiệm, do vì thực tại thì luôn sinh động.
Tri giác tồn tại có điều kiện, vì vậy chúng vô thường, trống rỗng; và do duyên sinh nên tri giác đầy hư vọng mà ta thường gọi là vọng tưởng.

4)- Hành uẩn:
Hành uẩn ở đây có nghĩa là các hiện tượng tâm lý mang tính chất tạo tác nghiệp, có năng lực đưa đến quả báo của nghiệp, nói cách khác là tạo động lực tái sinh.
Hành uẩn cũng có sáu loại do sự tiếp xúc giữa sáu giác quan và sáu đối tượng, hành còn gọi là Tư. Ðức Phật dạy: «Này các Tỳ kheo, thế nào là hành? Có sáu tư thân này: sắc tư, thinh tư, hương tư, vị tư, xúc tư và pháp tư. Ðây gọi là hành« (Tương Ưng Bộ kinh III). Tư là động lực quyết định, là ý chí, ý muốn; tâm sở này tạo động lực dẫn dắt tâm ý theo xu hướng thiện, bất thiện. Một số tâm sở có tác động mạnh mẽ để hình thành nghiệp hay hành như: dục, xác định, niềm tin, tinh tấn, tham lam, sân hận, ngu si, kiêu mạn, tà kiến... Hành uẩn bao gồm mọi hiện tượng tâm lý. Tất cả những hiện tượng tâm lý, sinh lý hiện tại là kết quả của hành trong quá khứ, nghĩa là hành tạo nên một năng lực tiềm ẩn điều khiển thúc đẩy ở trong chiều sâu tâm thức mà trong kinh thường gọi là «phiền não tùy miên«, hay trong luận gọi là «câu sanh phiền não«. Chúng làm nền tảng và lực đẩy để hình thành một năng lực hành mới, dẫn dắt con người đi tới tương lai.
Hành uẩn tồn tại nhờ các điều kiện do duyên sinh nên chúng vô thường, trống rỗng và biến động bất tận.

5)- Thức uẩn:
Thức là có khả năng rõ biết, phản ánh thế giới hiện thực. Khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, thực nhận biết sự có mặt của đối tượng, thức không nhận ra đối tượng ấy là gì, là cái gì, màu gì... đó là chức năng của tri giác (tưởng); thức chỉ nhận biết sự hiện diện của đối tượng giống như tấm gương phản chiếu tất cả những hình ảnh đi ngang qua nó. Thức có sáu loại: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Thức là nền tảng của thọ, tưởng, hành. Thức là Tâm vương; thọ, tưởng, hành là Tâm sở.
Thức uẩn là nền tảng của các hiện tượng tâm lý như biển là nền tảng của các ngọn sóng nhấp nhô, vì vậy thức còn gọi là yếu tố căn bản của tâm lý, thức dung chứa các hiện tượng tâm lý và căn cứ để các hiện tượng tâm lý phát khởi.
Duy thức học triển khai lý thuyết tám thức, ngoài sáu thức trên còn phát triển thêm hai thức nữa là Mạt na thức (Manas) và A lại da thức (Alaya), mục đích là khai thác các khía cạnh sâu kín của thức. Mạt na thức là ý căn, là căn cứ của ý thức đồng thời nó cũng có tác dụng nhận thức sự tồn tại của một thực thể, một bản ngã. A lại da thức là khả năng duy trì và bảo tồn những chủng tử, những kinh nghiệm; chúng được tích lũy, lưu trữ ở trong thức (A lại da). Mặt khác, A lại da làm căn bản cho các hoạt động tâm lý trở về sau khi không còn điều kiện hoạt động. Nhờ khả năng bảo tồn của thức (A lại da) mà các hiện tượng tâm lý phát khởi trở lại khi hội đủ các yếu tố.
Mặc dù thức uẩn là nền tảng của tâm lý nhưng nó không tồn tại độc lập, chúng hiện hữu do duyên sinh, cụ thể là do sắc, thọ, tưởng, hành; mối quan hệ giữa chúng với nhau là bất khả phân ly. Ðức Phật dạy: «Thức tồn tại nhờ sắc làm điều kiện, làm đối tượng, sắc làm nơi nương tựa... Thức phát triển hưng thịnh nhờ sắc. Thức tồn tại nhờ thọ... nhờ tưởng... nhờ hành... (như trên). Nếu có ai nói tôi sẽ chỉ ra sự đi, sự đến, sự sinh, sự diệt của thức biệt lập với sắc, thọ, tưởng, hành thì người ấy đã nói một điều không thực« (Kinh Tương Ưng III).
Như vậy, thức là một hợp thể của bốn uẩn kia, vì vậy đạo Phật không chấp nhận có một thức nào đó độc lập, tự chủ như khái niệm về một linh hồn bất tử chẳng hạn. Thức vô thường lưu chuyển, vô ngã và do duyên sinh.
Về Đầu Trang Go down
http://gdpthoaminh.tkl/
 
Năm Uẩn <Sắc-Thọ-Tuởng-Hành-Thức>
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ky'' uc''' mua`` hieu''' hanh
» Đêm văn nghệ Trại Vạn Hạnh III
» hanh hieu cua? duc phat......
» Trại vạn Hạnh III(PL 2544- 2010)
» 32 tuong tot cua? cac bat dai nhan

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
GDPT Hoa Minh :: Bậc Học :: Trung Thiện-
Chuyển đến